Kỹ năng thuyết trình trước đám đông là gì? Đây là một kỹ năng được biết đến nhiều và phổ biến với tên gọi Public speaking, hay còn được biết đến là kỹ năng nói trước công chúng. Đây là kỹ năng mềm đòi hỏi người nói có khả năng giao tiếp tốt, sự nhiệt tình để có thể truyền đạt rõ thông tin, các ý tưởng cho một nhóm đối tượng nghe. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên chúng mình lại cảm thấy sợ hãi khi phải thuyết trình trước đám đông. Tại sao lại như vậy?
Một trong những lý do chính khiến sinh viên sợ thuyết trình là do thiếu tự tin. Việc đứng trước một nhóm người và phải truyền đạt thông tin có thể gây ra lo lắng, đặc biệt là khi không chắc chắn về khả năng của mình. Sự tự ti này thường xuất phát từ việc không có đủ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để thuyết trình một cách hiệu quả.
Nỗi sợ bị đánh giá cũng là một yếu tố lớn, điều này gây cản trở rất nhiều cho sinh viên khi thuyết trình, sinh viên thường lo lắng về việc bị bạn bè, giảng viên, hoặc khán giả chỉ trích.
Thêm lý do khác đã khiến sinh viên sợ thuyết trình là bản thân sinh viên không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho nội dung thuyết trình. Điều đó dẫn đến lo lắng và mất kiểm soát không thể làm cho buổi thuyết trình trở nên thành công. Việc không chắc chắn về độ chính xác và chất lượng của thông tin có thể làm tăng cảm giác lo lắng và áp lực. Điều này đặc biệt đúng nếu chủ đề thuyết trình phức tạp hoặc nếu sinh viên cảm thấy chưa nắm vững kiến thức về chủ đề đó.
Kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng kỹ năng thuyết trình. Nhiều sinh viên chưa có nhiều cơ hội để thực hành thuyết trình trước đám đông, dẫn đến việc thiếu kỹ năng và sự tự tin khi đứng trước khán giả. Nhưng hiện tại, các bạn trẻ sinh viên có những nhóm bạn từ chối thuyết trình, hay trốn tránh việc thuyết trình. Chính vì lẽ đó, mà sự va chạm, kinh nghiệm nói của các bạn bị giới hạn. Việc thiếu kinh nghiệm này sẽ làm cho khán giả không tập trung vào những các bạn muốn truyền tải.
Thời gian là một yếu tố khác gây ra lo lắng. Sinh viên thường phải đối mặt với hạn chót và áp lực hoàn thành bài thuyết trình trong thời gian ngắn. Áp lực thời gian này có thể làm tăng mức độ căng thẳng và khiến việc chuẩn bị trở nên khó khăn hơn. Điều này cũng được liệt vào trường hợp không chuẩn bị chu đáo nội dung thuyết trình. Khi có sự chuẩn bị thì tự bản sinh viên sẽ linh hoạt và không bị áp lực về thời gian.
Sinh viên cần rèn luyện kỹ năng nói trước công chúng thông qua việc thực hành thường xuyên. Tham gia các khóa học về nâng cấp kỹ năng mềm khi nói trước đám đông và kỹ thuật phát âm, hay tích cực tham câu lạc bộ thuyết trình.
Chuẩn bị kỹ lưỡng là chìa khóa để giảm bớt lo lắng. Sinh viên nên dành thời gian để nghiên cứu kỹ nội dung, lập dàn ý rõ ràng và thực hành nhiều lần trước khi thuyết trình. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp sinh viên cảm thấy tự tin hơn về nội dung và cách truyền đạt.
Phản hồi từ bạn bè, giảng viên hoặc người thân có thể giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình. Bằng cách nhận xét và chỉ ra những điểm cần cải thiện, sinh viên có thể điều chỉnh và hoàn thiện bài thuyết trình của mình.
Kiểm soát tâm lý là một yếu tố quan trọng trong việc giảm bớt lo lắng khi thuyết trình. Các kỹ thuật như hít thở sâu, thiền, hoặc thực hành tư duy tích cực có thể giúp sinh viên giữ bình tĩnh và tự tin hơn khi thuyết trình trước đám đông.
Khi cảm thấy lo lắng, hãy hít thở sâu và chậm. Điều này giúp bạn giảm căng thẳng và lấy lại sự tập trung.
Chuẩn bị thật kỹ cho phần biểu diễn của mình sẽ giúp bạn tự tin hơn và dễ dàng ứng phó với những tình huống bất ngờ.
Duy trì tư thế đứng thẳng, mắt nhìn về phía khán giả và không di chuyển quá nhiều. Tư thế tự tin giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Tập trung vào nhiệm vụ hiện tại và không để ý quá nhiều đến những gì đang diễn ra xung quanh. Điều này giúp bạn không bị phân tâm và tiếp tục biểu diễn một cách tự nhiên.
Nếu biểu diễn cùng nhóm, hãy tận dụng sự hỗ trợ từ các thành viên khác. Họ có thể giúp bạn xử lý các tình huống khó khăn.
Tham gia các lớp học hoặc thực hành các kỹ thuật diễn xuất ứng biến giúp bạn linh hoạt hơn trong việc xử lý các tình huống không lường trước.
Hiểu rằng lỗi lầm là một phần của quá trình học tập và biểu diễn. Khi mắc lỗi, hãy chấp nhận và tiếp tục phần biểu diễn mà không quá lo lắng.
Thay vì lo lắng về những gì có thể xảy ra, hãy tập trung vào việc kết nối với khán giả và truyền tải cảm xúc của bạn đến họ.
Nếu có sự cố về kỹ thuật, hãy sử dụng ánh sáng và âm thanh để chuyển hướng sự chú ý của khán giả và cho bạn thời gian xử lý tình huống.
Trước khi lên sân khấu, hãy tưởng tượng ra các tình huống xấu nhất có thể xảy ra và nghĩ đến các cách giải quyết. Điều này giúp bạn chuẩn bị tâm lý tốt hơn và không bị bất ngờ khi gặp phải.
Tham gia các hoạt động giảng dạy về phong thái cũng như phát âm giọng nói, kỹ thuật tranh luận hoặc rèn luyện khả năng diễn thuyết. Điều này có thể giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm và làm quen với việc nói trước công chúng. Những hoạt động này cũng giúp xây dựng mối quan hệ xã hội và hỗ trợ sinh viên trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Tại Phoenix Academy, chúng tôi có đa dạng các khoá học về kỹ năng làm MC và các khoá học về Luyện Giọng Nói
Địa chỉ: 62L/5, cư xá Nguyên Hồng, phường 11, quận Bình Thạnh
Phone: 033 216 3202
Website: hocvienphoenix.com
Kỹ năng mềm là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mỗi con…
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ tham gia vào các lớp học MC để…
Thương hiệu cá nhân hay còn được gọi là Personal Branding. Đây là một thuật…
Đối với lĩnh vực bán hàng, kỹ năng định vị và đọc vị khách hàng…
Chứng khó phát âm là một rối loạn về phát âm, do rối loại chức…
Tư duy sáng tạo là kỹ năng quan trọng giúp chúng ta xem xét một…