Trong số tất cả những kỹ năng của một người dẫn chương trình thì kỹ năng biên tập là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng. Đối diện với kịch bản dẫn, người dẫn chương trình cần phải biết cách trình bày nó sao cho lời dẫn thật rõ ràng và diễn cảm, phù hợp với ngữ cảnh và tính chất của chương trình.
Sau khi chuẩn bị dàn ý, kịch bản của chương trình xong thì người dẫn chương trình cần trình bày văn bản rõ ràng, mạch lạc. Để làm được điều này, chúng ta cần làm sao cho khoảng cách các chữ và các dòng giãn cách nhau phù hợp.
Sau đó, trong văn bản chương trình, người MC cần thể hiện được những vị trí cần ngắt nghỉ để lấy hơi ngoài dấu chấm câu và các dấu phẩy ngắt ý đã có sẵn trong văn bản. Những vị trí đó có thể được đánh dấu bằng dấu phẩy hay đường gạch chéo hay bất kỳ một ký hiệu tuỳ vào thói quen của MC.
Ngoài ra, để tránh sai sót trong quá trình dẫn dắt, MC có thể đánh dấu các cụm từ cần đọc liền mạch bằng cách in đậm hoặc gạch chân cả cụm từ. Việc sử dụng ký hiệu nào là phụ thuộc vào từng MC. Thậm chí, người MC có thể thực hiện thao tác này bằng bút khi dẫn văn bản dẫn chương trình được in ra.
Nếu có thời gian chỉnh sửa trên máy tính và in kịch bản, MC có thể biên tập để những cụm từ liền nhau ở trên cùng một dòng. Không nên tách đôi thành hai dòng tránh việc đọc vấp.
Ngoài ra, tuỳ vào dạng chương trình mà người dẫn chuẩn bị khổ giấy. Nếu là chương trình bản tin thời sự, thì giấy được in khổ ngang A4. Còn dẫn trên sân khấu thì nhỏ gọn từ khổ A5 – A6.
Người dẫn thì không nên để chữ viết tắt trong kịch bản dẫn. Trong điều kiện bình thường, chữ viết tắt đó có thể đọc được bình thường. Tuy nhiên, trong môi trường ồn ào và có máy ghi hình, đôi lúc bạn sẽ bị quên mất chữ đó. Bạn sẽ dễ rơi vào tâm lý hồi hộp, căng thẳng dẫn đến không biết nói gì.
Ví dụ: Một số chữ viết tắt tiếng Việt cần được viết ra đầy đủ và rõ ràng như sau:
Hoặc là:
Việc xử lý só liệu sao cho gọn gàng và dễ nhớ cũng là kỹ năng của người MC chuyên nghiệp. Thông thường, các tin tức thời sự, đặc biệt là thông tin về kinh tế, thông tin mang tính thống kê,… sẽ có nhiều số liệu.
Nếu một tin tức có quá nhiều số liệu, công chúng sẽ khó nhớ và không tiếp thu. Vì vậy, Người dẫn chương trình cần biết xác định đâu là những số liệu có thể được phép làm tròn số, đâu là những số liệu cần giữ nguyên.
Việc đọc thành tiếng cần được thực hiện ít nhất một lần trước khi dẫn chương trình chính thức. Điều này càng được thực hiện thêm thì người dẫn càng nhuần nhuyễn và quen thuộc với nội dung kịch bản dẫn.
Khi đọc thành tiếng, bạn cần sử dụng bút để chỉnh sửa hoặc đánh dấu các cụm từ mà bạn hay bị lỗi. Hoặc cũng có thể ngắt nghỉ ngay câu đó.
Tốc độ đọc văn bản thành tiếng cần tương đương tốc độ dẫn. Nếu vượt quá tốc độ cho phép, Người dẫn sẽ bị nói quá nhanh và dễ vấp hơn. Điều này cũng khiến hiệu quả tiếp nhận thông tin của công chúng giảm đi.
Khi đọc văn bản dẫn, người dẫn cần diễn đạt theo văn phong trang trọng, lịch sự. Một lời đẫn chương trình nếu không rõ ràng sẽ mất đi khả năng biểu đạt nội dung. Nếu không truyền cảm sẽ mất đi thiện cảm của công chúng.
Để làm được điều này, người dẫn cần phối hợp được khả năng diễn đạt bằng lời văn bản dẫn với khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với công chúng.
Tại Phoenix Academy, chúng tôi có đa dạng các khoá học về kỹ năng làm MC và các khoá học về Luyện Giọng Nói
Nếu bạn đang muốn tư vấn về khoá học, đừng ngần ngại liên hệ với Phoenix Academy qua các trang sau đây:
Địa chỉ: 62L/5, cư xá Nguyên Hồng, phường 11, quận Bình Thạnh
Phone: 033 216 3202
Website: hocvienphoenix.com
Facebook: https://www.facebook.com/daotaomctruyenhinh
Kỹ năng mềm là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mỗi con…
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ tham gia vào các lớp học MC để…
Thương hiệu cá nhân hay còn được gọi là Personal Branding. Đây là một thuật…
Đối với lĩnh vực bán hàng, kỹ năng định vị và đọc vị khách hàng…
Chứng khó phát âm là một rối loạn về phát âm, do rối loại chức…
Tư duy sáng tạo là kỹ năng quan trọng giúp chúng ta xem xét một…