Giọng nói là một phần quan trọng trong giao tiếp. Không chỉ là công cụ truyền tải thông tin mà còn là phương tiện thể hiện cảm xúc, tính cách và sự tự tin của mỗi người. Đặc biệt đối với những người làm việc trong các ngành nghề yêu cầu sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, MC, diễn viên, hay ca sĩ,…Việc duy trì một giọng nói khỏe mạnh và dễ nghe là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua việc chăm sóc và bảo vệ giọng nói của mình, dẫn đến các vấn đề như khàn tiếng, mất giọng hay thậm chí là tổn thương dây thanh quản.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách vận dụng hơi thở đúng cách để duy trì và bảo vệ giọng nói vàng của mình. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ đi sâu vào các kỹ thuật và thói quen cần thiết để đảm bảo giọng nói của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.
Hơi thở không chỉ là quá trình sinh học cơ bản mà còn là yếu tố quyết định đến chất lượng giọng nói của bạn. Khi bạn hít thở đúng cách, không chỉ cung cấp đủ oxy cho cơ thể mà còn tạo ra một dòng chảy không khí đều đặn qua dây thanh quản,. Điều này giúp âm thanh phát ra được rõ ràng và có lực.
Hít thở từ bụng, hay còn gọi là hít thở cơ hoành. Đây là kỹ thuật hít thở hiệu quả nhất giúp bạn kiểm soát giọng nói của mình. Khi bạn hít thở sâu từ bụng, phổi của bạn sẽ được nạp đầy không khí. Lúc đó, cung cấp đủ năng lượng cho dây thanh quản hoạt động mà không gây ra căng thẳng hay áp lực không cần thiết. Hít thở đúng cách giúp bạn có thể nói liên tục mà không bị hụt hơi hay mất tiếng.
Trong khi nói, việc kiểm soát hơi thở là yếu tố quyết định giúp bạn duy trì âm lượng, nhịp điệu và cao độ ổn định. Đặc biệt trong các tình huống cần phát biểu trước đám đông hay dẫn chương trình, việc kiểm soát hơi thở giúp chất giọng của bạn luôn rõ ràng và dễ nghe. Tránh được những lỗi phổ biến như nói quá nhanh, hụt hơi hay bị căng thẳng.
Việc sử dụng hơi thở không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề cho chất giọng của bạn. Hít thở không đều hoặc không đủ sâu có thể làm cho chúng trở nên yếu ớt, dễ bị ngắt quãng hoặc không có lực. Ngược lại, việc kiểm soát tốt hơi thở giúp giọng nói của bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ dễ dàng thể hiện được các cung bậc cảm xúc khác nhau và duy trì sự tự tin trong suốt quá trình giao tiếp.
Với sự kiểm soát tốt về hơi thở, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh âm lượng và cao độ. Điều này tạo ra những âm thanh đầy sức sống và thuyết phục. Quan trọng hơn khi bạn cần phải nói trước đám đông hoặc trong các cuộc thảo luận quan trọng, nơi mà giọng nói của bạn cần phải có sức mạnh và rõ ràng.
Khi bạn sử dụng hơi thở đúng cách, dây thanh quản của bạn sẽ ít bị căng thẳng hơn, giúp giảm nguy cơ khan tiếng hay mất giọng sau khi nói trong thời gian dài. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người phải nói liên tục trong công việc, như giáo viên, MC hay diễn viên.
Kỹ thuật hít thở sâu không chỉ giúp cung cấp đủ không khí cho phổi mà còn tạo ra một dòng chảy không khí ổn định qua dây thanh quản. Bạn có thể luyện tập hít thở sâu bằng cách đặt tay lên bụng và hít vào từ từ. Bạn cảm nhận bụng phồng lên khi không khí tràn vào phổi. Sau đó thở ra từ từ, để bụng xẹp xuống. Thực hiện bài tập này mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn hơi thở.
Trong quá trình nói, duy trì hơi thở đều đặn là yếu tố quan trọng giúp giọng nói của bạn không bị đứt quãng. Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải nói quá nhanh. Hãy điều chỉnh nhịp độ nói sao cho phù hợp với nhịp thở của mình. Khi bạn duy trì được hơi thở đều, giọng nói của bạn sẽ trở nên tự tin hơn và không bị mệt mỏi.
Trong những trường hợp cần phải nói to hoặc lên giọng cao, việc sử dụng hơi thở hỗ trợ từ cơ hoành là rất cần thiết. Bạn có thể tập luyện bằng cách hít thở sâu từ bụng. Sau đó, đẩy không khí lên dây thanh quản. Chúng tạo ra âm thanh mạnh mẽ và rõ ràng mà không gây ra căng thẳng cho cổ họng.
Ngoài việc vận dụng hơi thở đúng cách, bạn cũng cần chú ý đến một số thói quen và biện pháp để bảo vệ giọng nói của mình khỏi các tổn thương có thể xảy ra.
Việc la hét hay nói quá lớn không chỉ gây ra tổn thương trực tiếp cho dây thanh quản mà còn làm giảm chất lượng giọng nói của bạn về lâu dài. Hãy cố gắng giữ giọng nói của mình ở mức độ vừa phải và tránh các tình huống phải hét lên quá nhiều.
Cổ họng khô có thể làm cho giọng nói của bạn trở nên khàn hoặc mất tiếng. Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước hàng ngày và tránh các loại thức uống có cồn hay caffein. Vì chúng có thể làm khô cổ họng. Nếu cần, bạn có thể sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng để duy trì độ ẩm cho không gian sống và làm việc.
Giọng nói cũng cần được nghỉ ngơi sau mỗi buổi nói chuyện dài. Nếu bạn phải nói nhiều trong một ngày, hãy dành thời gian để giọng nói của bạn được nghỉ ngơi. Tránh việc nói quá nhiều hoặc liên tục trong thời gian dài.
Các bài tập giãn cơ cổ đơn giản như xoay đầu, nghiêng đầu hay mát-xa vùng cổ sẽ giúp giảm căng thẳng cho dây thanh quản. Bên cạnh đó, giúp chất giọng của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.
Khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất và không khí ô nhiễm đều là những yếu tố có thể gây hại cho giọng nói của bạn. Hãy cố gắng tránh tiếp xúc với những yếu tố này hoặc sử dụng khẩu trang bảo vệ khi cần thiết.
Bài tập này giúp tăng cường khả năng kiểm soát hơi thở và hỗ trợ tốt cho chất giọng. Bạn có thể thực hiện bài tập này bằng cách nằm thẳng. Sau đó, bạn đặt tay lên bụng. Rồi thực hiện hít thở sâu từ từ. Cảm nhận bụng phồng lên khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra. Thực hiện từ 5 đến 10 lần mỗi ngày
Và thêm một bài tập đơn giản giúp kiểm soát hơi thở và cải thiện khả năng điều chỉnh giọng nói. Bạn chỉ cần một ống hút nhỏ, hít vào qua mũi.
Tại Phoenix Academy, chúng tôi có đa dạng các khoá học về kỹ năng làm MC và các khoá học về Luyện Giọng Nói
HỌC VIÊN MC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM – PHOENIX ACADEMY
Địa chỉ: 62L/5, cư xá Nguyên Hồng, phường 11, quận Bình Thạnh
Phone: 033 216 3202
Website: hocvienphoenix.com
Facebook: https://www.facebook.com/daotaomctruyenhinh
Kỹ năng mềm là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mỗi con…
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ tham gia vào các lớp học MC để…
Thương hiệu cá nhân hay còn được gọi là Personal Branding. Đây là một thuật…
Đối với lĩnh vực bán hàng, kỹ năng định vị và đọc vị khách hàng…
Chứng khó phát âm là một rối loạn về phát âm, do rối loại chức…
Tư duy sáng tạo là kỹ năng quan trọng giúp chúng ta xem xét một…